Thiết kế nội thất nhà phố 60scuocsong.com

Thiết kế nội thất nhà phố 60scuocsong.com

Khi nhắc đến kiến trúc, một chất liệu mỏng manh như giấy khó có thể đưa vào lựa chọn hàng đầu. Thế nhưng tại Nhật Bản, nơi con người luôn hướng về thiên nhiên, việc đưa giấy vào nội thất đã trở thành một nét văn hoá đặc biệt.

Từ chiếc cửa kéo Shoji huyền thoại…

Cửa Shoji rất phổ biến trong kiến trúc nhà cửa Nhật Bản, được làm từ giấy Washi. Giấy Washi nguyên bản được làm từ các loại xơ sợi cây dâu tằm và các loại cây bụi. Tuy nhiên ngày nay với công nghệ phát triển thì các loại tấm shoji đã được làm từ vinyl, màu trơn hoặc in hình hoa văn chìm (lá trúc, lá phong, hoa anh đào,…) hoặc ép các loại xơ sợi giữa hai lớp vinyl,… để tăng độ bền, giữ màu sắc, chắc chắn, chống lại mọi điều kiện thời tiết. Cửa Shoji giúp căn phòng không quá ngột ngạt khi đóng lại, vì nó có thể phản chiếu một phần ánh sáng từ bên ngoài.

Bạn đang xem: Thiết kế nội thất nhà phố 60scuocsong.com

Đặc biệt, người Nhật còn sáng tạo nên những chiếc cửa Shoji từ nguyên liệu cao cấp như giấy dát vàng hoặc thiết kế khung cửa hình dáng tròn – vuông khác nhau tạo nên những hiệu ứng về thị giác. Thay vì những bức tường nặng nề thì việc ngăn cách bằng cửa Shoji sẽ giúp căn phòng thêm rộng rãi, tận dụng được ánh sáng tự nhiên.

Đây là loại cửa được chia làm 4 phần tại đền Unryuin ở Kyoto giúp người ở có cảm giác như đang ngắm 4 bức tranh tuyệt đẹp.

Đến đèn giấy, kệ trang trí, tranh thư pháp.

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan ngành nội thất việt nam

Đèn lồng, đèn giấy để bàn trang trí là những vật dụng vô cùng quen thuộc trong ngôi nhà, quán ăn Nhật, ngay cả những resort lớn hoặc khách sạn sang trọng. Ánh sáng dịu dàng toả ra từ những đèn bàn, đèn lồng tại Nhật mang đậm cảm giác ấm áp. Những loại đèn giấy này rất đa đạng về mẫu mã và công dụng, từ loại đèn lồng đơn giản nhất được làm từ những nan tre và phủ độc một lớp giấy mỏng manh, cho đến các kiểu đèn trang trí cầu kì, hiện đại với phần khung gỗ được chạm trổ công phu.

Thiết kế nội thất giấy trong ngôi nhà

Không chỉ chuộng đèn giấy, người Nhật còn thích trưng bày nội thất giấy như: Kệ, tranh thư pháp, quạt giấy. Nhiều ngôi nhà còn thiết kế riêng một không gian “góc tĩnh tâm” Tokonoma gần khu vực phòng khách. Tại đây, chủ nhà sẽ trưng bày bình cắm hoa theo lối Ikebana, một bức thư pháp hoặc tranh vẽ và một lọ trầm hương. Các bức tranh và thư pháp trên nền giấy Washi ngả vàng thô mộc là điểm nhấn cho không gian mang đậm tính chất thiền định.

Kiến trúc sư tạo đột phá cho giấy

Việc đưa giấy vào trong thiết kế nội thất chưa bao giờ là lỗi thời tại Nhật. Shigeru Ban là kiến trúc sư nổi tiếng trong việc khéo léo sử dụng giấy để cho ra đời những thiết kế mang tính đột phá. Qua thiết kế của Shigeru Ban, ống giấy rất chắc và bền hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Vì là một loại vật liệu công nghiệp nên ông có thể gia cố lớp chống thấm, chống lửa cho ống giấy.

Thiết kế nội thất giấy trong ngôi nhà

Có thể bạn quan tâm: Báo giá nội thất gỗ óc chó

Bên cạnh việc dựng những ống giấy san sát nhau để tạo thành những mặt phẳng làm nhà, ông còn “thiên biến vạn hoá” để những ống giấy có thể tạo ra những hình dáng đẹp không ngờ, từ lớp mái uốn lượn làm từ nhiều ống giấy ghép lại (công trình Pompidou, Pháp) cho đến bẻ cong ống giấy để dựng rạp cho hội chợ về môi trường (công trình Japan Pavillion, Expo 2000 Hannover, Đức)… Rạp hội chợ làm từ ống giấy khi bị tháo dỡ không để lại rác thải công nghiệp mà còn có thể tái sử dụng, tái chế dễ dàng. Sự sáng tạo trong thiết kế cùng những dự án kiến trúc vị nhân sinh tại các vùng thiên tai đã mang đến cho ông giải thưởng Pritzker danh giá.

Thiết kế nội thất giấy trong ngôi nhà

Xem thêm: Nội thất tủ quần áo

Paper Church (tại Kobe, Nhật Bản) là một trong những công trình biểu tượng trong sự nghiệp kiến trúc sư của Shigeru Ban. Paper Church được hoàn thành nhờ công sức lắp đặt của hơn 160 người tự nguyện, với một lượng lớn vật liệu được quyên góp. Cả nhà thờ được dựng lại có lớp bọc bằng polycarbonate uốn cong. Bên trong là 58 ống giấy cao 5m, dày 14.8mm với đường kính 325mm được tạo thành hình ellip theo nguyên mẫu thiết kế nhà thờ của Bernini. Lớp tách biệt giữa phần mái và phần trần gần như xuyên thấu đem lại cho nhà thờ nguồn ánh sáng tự nhiên.

Thiết kế nội thất giấy trong ngôi nhà

Thiết kế nội thất giấy trong ngôi nhà

Xem thêm: Nội thất tủ quần áo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *